“Nhà ở” là từ dùng để chỉ một thực thể vật chất làm nơi cư ngụ của con người. Còn “kiến trúc” là những vấn đề bản sắc văn hoá và bản sắc thị giác. Đối với người dân Việt Nam, nhà không chỉ đơn thuần là nơi che nắng che mưa mà còn là tượng trưng cho tinh thần dân tộc. Vì vậy, kiến trúc nhà ở Việt Nam thường gắn liền với văn hoá bản sắc văn hoá người Việt.

Lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam

Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, mầm mống của sự tạo ra các không gian sống của con người đã bắt đầu từ 4000 năm nay. Lịch sử kiến trúc Việt Nam được tính từ thời kỳ khởi dựng đất nước, thời kỳ Vua Hùng (trước 207 TCN) với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc. Với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng – thời kỳ văn hóa Đông Sơn. 

Thời kỳ này, qua các di tích khảo cổ, đặc biệt là trên mặt trống đồng Ngọc Lũ còn ghi lại nét sinh hoạt thời xưa và những kiểu loại nhà sàn. Đó là những kiến trúc truyền thống lâu đời phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất nước.

Hàng nghìn năm dưới ách thống trị ca phong kiến Trung Hoa, song nền văn hóa dân tộc Vit Nam vẫn trường tn và có sự đổi mới để phát triển. Nhng di sn kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X tr về trước đến nay không còn. Chỉ còn lại mt số di tích dưới lòng đất. Đó là những ngôi mộ thời Hán. 

Dấu ấn rõ nét nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam còn để lại cho đến ngày nay phải kể từ đời Lý, đời Trần, đời Hồ, đời Lê, đời Tây Sơn, đời Nguyễn. Ngày nay, các di sản kiến trúc đã trải qua những biến động lịch sử của chiến tranh, khí hậu nóng ẩm nên cũng trong trình trạng không còn nguyên vẹn.

Đặc điểm kiến trúc Việt Nam trong thời đại phong kiến

  • Đô thị: đã hình thành được một số các đô thị cổ. Trong đô thị cổ có thành cổ, khu thị dân, chợ và hệ thống các công trình tôn giáo tín ngưỡng. Đô thị được hình thành theo quan niệm phong thủy. Cụ thể dựa vào địa hình thiên nhiên và mối quan hệ thiên – địa – nhân. Các phố phường trong đô thị được hình thành. Sự quản lý phố phường không khác gì ở các làng xã. Ngăn giữa các phố phường là các cổng ngõ. Kiến trúc nhà ở buôn bán là các nhà hình ống chủ yếu là 1 tầng và kèm gác lửng. Hạ tầng kỹ thuật đô thị rất sơ lược.
kiến trúc nhà ở Việt Nam 1
Đặc điểm kiến trúc Việt Nam trong thời đại phong kiến
  • Kiến trúc công trình từ cung điện đến kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, nhà ở truyền thống… đều có chung đặc điểm. Đó là cấu trúc theo gian trên cơ sở của một hệ khung kết cấu gỗ chịu lực. kích thước không gian của nhà vừa đủ cho việc sử dụng và phù hợp với tỷ lệ kích thước hoạt động của người Việt Nam. Sự khác nhau về kiến trúc truyền thống qua các triều đại là ở cấu trúc của các thể loại. 
  • Từ tổng thể đến công trình kiến trúc đều không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng. Phần lớn làm theo kinh nghiệm truyền khẩu (là dựa trên thước tầm). Công trình được xây dựng bằng vật liệu địa phương.

Cùng tìm hiểu thêm tại:

>>>>> Thiết kế kiến trúc khách sạn đẹp, hiện đại, đẳng cấp

>>>>> Sức hút đặc biệt bên trong thiết kế kiến trúc nhà hàng với tấm xuyên sáng

Kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống

Trong quá trình xây dựng, bằng sự khéo léo của bàn tay và khối óc, con người đã tạo nên không gian sống thích nghi với điều kiện tự nhiên. Mỗi công trình nhà ở đều phản ánh khả năng hiểu biết của con người về mối quan hệ giữa hình dạng và chức năng. Các hình dạng có sẵn trong tự nhiên luôn là kiểu mẫu lý tưởng. Vì vậy, kiến trúc nhà ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc, đậm nét của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Từ đó hình thành nên kiến trúc bản địa.

Người Việt thường chọn những vùng đồng bằng có nhiều bùn, nước thích hợp cho điều kiện trồng trọt, chăn nuôi và sử dụng các vật liệu sẵn có trong tự nhiên. Đối với nhà ở được chia làm ba dạng. Người nghèo thì lợp tranh, vách đất, nền đất, kèo cột làm bằng tre nứa; khá hơn thì làm nhà bằng gỗ (xoan), mái lợp rạ, cỏ tranh, vách bằng bùn nhào rơm, nền đất hoặc lát gạch; người giàu có, sang trọng thì làm nhà bằng gỗ có chạm trỗ (lim, mít, kiền kiền…), mái lợp ngói, tường gạch, nền gạch…

kiến trúc nhà ở Việt Nam 2
Kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống

Tất cả các nhà này thường được bố trí quay về hướng Nam phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam, vai trò của nhà phố trong thời gian qua đã tạo thành nét đặc trưng riêng của kiến trúc thành thị Việt. Đây là loại hình nhà của tư duy linh hoạt, tư duy thiết thực của người dân Việt. Vừa dùng làm mục đích cư trú, vừa dùng để kinh doanh sinh lời.

Kiến trúc nhà ở Việt Nam mang đậm nét những bản sắc văn hoá dân tộc Việt

  • Kiến trúc có bố cục, có tính biểu tượng, ẩn dụ, hàm súc, có hình tượng nghệ thuật. Từ nội dụng đến hình thái chứa đựng tính triết lý, kín đáo nhưng thâm thúy trí tuệ.
  • Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Không gian và hình khối kiến trúc như là một yếu tố hữu cơ của cảnh quan thiên nhiên.
  • Không gian sử dụng linh hoạt, đa năng, dể dàng biến đổi thích ứng với mọi điều kiện sinh hoạt, hoạt động trong không gian kiến trúc. Sự kết hợp khéo léo 3 loại không gian: không gian kín; không gian bán kín, bán hở và không gian hở.
  • Tỷ lệ không gian gắn bó với hoạđộng của con người. Tỷ lệ giữa các bộ phận côntrình hài hòa, thống nhất. Kiến trúc sử dụng điêu khắc, chạm khắc màu sắc. Đây được coi như một yếu tố phụ trợ tích cực làm tăng tính nghệ thuật cho công trình. Mặt khác là phương tiện diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, cái thần của công trình. Đó là sử dụng các hoa văn mang đầy ý nghĩa tượng trưng.
  • Tính hợp lý của kết cấu, tính đơn giản, thống nhất, tính điển hình và tính tiêu chuẩn. Những đặc tính này thấy rõ trong bộ khung gỗ chịu lực của công trình.
  • Về ngoại hình của kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống là loại có mái dốc thẳng. Đầu dốc mái có loại uốn cong với các hoạ tiết trang trí phong phú.

Xu hướng phát triển kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay

Trong điều kiện xã hội hiện đại, xu hướng đã chuyển dần từ phương thức ở kiểu đại gia đình theo huyết thống sang độc lập. Đây là hình thức tiểu gia đình (là những cặp vợ chồng trẻ và con nhỏ). Quan niệm coi trọng đất đai, nhà ở với mục đích tạo dựng di sản và để lại cho con cháu tuy vẫn còn tồn tại. Nhưng đã dần “mềm hóa” trong đời sống xã hội Việt Nam.

 

 

kiến trúc nhà ở Việt Nam 3
Kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện đại với vách ngăn làm bằng tấm xuyên sáng

—-->>>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Vật liệu mới : Tấm xuyên sáng Ecoresin 

—-->>>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Vật liệu mới : Tấm xuyên sáng Chroma

Ngày nay, đô thị Việt Nam đang tồn tại 3 dạng nhà ở phổ biến. Đó là nhà Biệt thự với không gian vườn rộng và biệt lập bao quanh. Nhà phố – liền kề có mặt tiền bám sát đường giao thông. Và nhà ở dạng căn hộ chung cư. Cả ba loại hình nhà ở này tùy theo diện tích, tiện nghi, vật liệu xây dựng, vị trí mà có giá trị được phân thành nhiều hạng khác nhau. Trong đó, loại hình nhà phố liền kề, bám trục giao thông vẫn là xu hướng chính của quá trình quy hoạch đô thị. Đến khi đô thị phát triển, mật độ dân cư ngày càng tăng. Từ đó, nhu cầu nhà ở ngày càng cấp bách. Hình thái nhà ở dạng căn hộ trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các đô thị hiện đại.

Sự đa dạng hoá vật liệu trang trí nội thất với sự dịch chuyển kiến trúc

Với sự dịch chuyển từ kiểu nhà truyền thống sang các kiểu kiến trúc hiện đại hơn, đặc biệt là khu chung cư. Và thêm vào đó là kiến trúc cho khách sạn, nhà hàng hay các khu nghỉ dưỡng. Những kiểu kiến trúc mà trước nay chưa từng xuất hiện. Hiện đại hoá, đổi mới, tiến bộ và hội nhập là điều cần thiết của bất cứ xã hội nào. Trong lịch sự chúng ta đã chứng kiến rất nhiều nền văn minh cổ đại thịnh vượng nhưng đã sụp đổ. Dù lý do là gì, thì khi một đã sống trong thời kỳ hội nhập. Thì có nghĩa là phải theo kịp tiến bộ về mọi mặt. Và đổi mới từ chính bên trong, từ cách sử dụng vật liệu dẫn đến kiến trúc.

Tấm ốp Resin – vật liệu ốp tường mới nhất năm 2021

—-->>>>> Xem thêm: Tấm ốp Resin 

Trên đây là những nét tiêu biểu trong kiến trúc nhà ở Việt Nam. Trend Việt hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích và quý báu! Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Xu hướng kiến trúc.