Trải qua hơn một nửa thuộc địa, sự hiện diện của các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam như muốn nhắc nhở rằng: Kiến trúc Việt Nam đã từng được ghi dấu ấn bởi người Pháp. Những công trình thuộc địa từng được ví là biểu tượng của một sự thống trị. Tuy nhiên qua các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam càng cho chúng ta thấy rõ rằng đất nước ta đã trải qua thời kỳ phát triển hào hùng trong lịch sử.
Những dấu ấn kiến trúc Pháp tại Việt Nam
Sự pha trộn tinh tế của văn hoá Việt – Pháp đã truyền tải được những nét đẹp tinh tế nhất trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Đó là văn học, cách nấu ăn hay đặc biệt nhất là trong kiến trúc. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những dấu ấn kiến trúc Pháp tại Việt Nam ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đá Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Ở Hà Nội, người Pháp đã xây dựng các con đường lớn ngập tràn hai hàng cây ven đường. Những khu biệt thự tuyệt đẹp được thiết kế theo kiểu Pháp. Ngoài ra, người Pháp còn dạy người Việt làm thế nào để làm bánh ngọt; và đổi tên các con đường thành tên của những người có quyền cao chức trọng của Pháp.
Ngày nay, hầu hết những người Mỹ đến thăm Việt Nam đều biết rằng các cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Và người Việt Nam bây giờ thân thiện hơn rất nhiều. Người nước ngoài khi đến thăm Việt Nam có thể đi thăm những ngôi chùa, đi bộ trên núi, đi mua sắm đồ cổ và nghỉ ngơi trên những bãi biển đẹp.
Người nước ngoài khi đến Việt Nam vẫn thích thả bộ ở khu phố cổ Hà Nội hay ở hồ Hoàn Kiếm. Họ thích xem người Việt Nam nấu nướng, ăn uống trên các quán vỉa hè. Truyền thống ăn ngoài trời có lẽ được tiếp thu từ kiểu cà phê ngoài trời của Pháp.
Cùng tìm hiểu thêm tại:
>>>>> Thiết kế kiến trúc khách sạn đẹp, hiện đại, đẳng cấp
>>>>> Sức hút đặc biệt bên trong thiết kế kiến trúc nhà hàng với tấm xuyên sáng
Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Nhận thức về giá trị của kiến trúc Pháp ở Hà Nội đã trải qua một quá trình đầy khó khăn. Hiện nay, kiến trúc Pháp ở Hà Nội được đánh giá là quỹ di sản kiến trúc đô thị. Đây là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên hình ảnh kiến trúc đô thị đặc trưng của TP. Hà Nội.
Cho đến ngày nay, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng từ thời kỳ Pháp vẫn còn vẹn nguyên. Một vài công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu tại Hà Nội có thể kể đến là Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn và cầu Long Biên.
Nhà hát lớn
Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Công trình kiến trúc tiêu biểu nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không cách xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris. Tuy nhiên, nhà hát lớn mang tầm vóc nhỏ hơn. Bên cạnh đó, công trình sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Nhà hát lớn là công trình nghệ thuật của 2 kiến trúc sư Harlay và Broyer. Chúng mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp.
Nhà thờ lớn
Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse). Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là phong cách rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
Hiện nay, đây là nơi thường được các du khách nước ngoài lui tới để tham quan, chụp ảnh. Nhà thờ lớn không chỉ được các du khách quan tâm mà còn được các bạn trẻ Hà Thành yêu thích, thường chọn là nơi để chụp ảnh check-in trên mạng xã hội facebook hoặc instagram.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Công trình do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer. Cầu Long Biên là địa danh đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của Việt Nam. Khi cả Hà Nội mới chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng thì mọi phương tiện giao thông đều đi chung trên cây cầu này.
Chiến tranh diễn ra liên miên trong nhiều ngày. Cầu Long Biên trở thành huyết mạch chiến lược giao thông chịu những tàn phá của chiến tranh gây ra. Cây cầu đã từng bị nghiêng vì những dòng chiến xa thực dân điều quân từ trong thành phố sang sân bay Gia Lâm để tăng cường cho chiến trường Điện Biên Phủ. Rồi vào những ngày mùa thu năm 1954, cầu Long Biên lại chứng kiến cảnh đoàn quân viễn chinh thực dân rút khỏi Hà Nội ra đường 5 để xuống tàu ở cảng Hải Phòng và ở chiều ngược lại, những đoàn quân chiến thắng ở chiến khu về giải phóng Thủ đô.
Kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng
Quá trình đô thị hóa đã khiến Đà Nẵng phải đối mặt với những thách thức lớn. Đặc biệt là vấn đề quy hoạch đất đai. Tại thành phố Đà Nẵng có một điểm khá đặc biệt. Đây là nơi đầu tiên đánh dấu quá trình chinh phục Việt Nam của người Pháp. Khu nhượng địa đầu tiên có diện tích là 10.000 ha nằm ở cửa biển, dọc tả ngạn sông Hàn.
Quá trình hình thành cấu trúc đô thị Đà Nẵng dưới thời Pháp thuộc cũng giống như một số TP thuộc địa khác ở Việt Nam. Việc xây dựng các công trình hành chính nhằm đánh dấu các vị trí quan trọng trong khu nhượng địa. Việc quy hoạch hệ thống giao thông để phục vụ cho việc mở rộng khu nhượng địa về sau. Các công trình kiến trúc công cộng, dân dụng, tôn giáo cũng được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 1888 đến 1920. Chúng mang những khuôn mẫu kiến trúc Tân cổ điển Pháp và kiểu kiến trúc Chiết trung.
Phần lớn những công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng được xây trong khoảng 20 năm. Đây là khoảng thời gian không quá dài. Về giá trị tuổi thọ thì các công trình này đều có giá trị đặc biệt. Bởi chúng đã tồn tại hơn 100 năm. Về mặt hình thức kiến trúc, người Pháp đã tạo nên một bức tranh đa dạng tại Đà Nẵng. Mỗi công trình xây dựng đều mang nét đặc sắc riêng về yếu tố thẩm mỹ và lịch sử.
Kiến trúc Pháp ở Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngày 7/10/1877, Giám mục Isidore Colombert đã đặt những viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng nhà thờ trước mặt nhiều nhân vật cấp cao thời đó. Nhà thờ được hoàn thành vào 3 năm sau đó.
Với những bề dày lịch sử và nét độc đáo trong kiến trúc, nhà thờ Đức Bà đã trở thành biểu tượng du lịch Sài Gòn và của cả Việt Nam. Đây là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Khách sạn Continental
Khách sạn được ông Pierre Cazeau là một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1878. Công trình hoàn thành vào 2 năm sau đó. Trước năm 1975, khách sạn trải qua thêm 2 đời chủ mới. Đó là Công tước De Montpensier (năm 1911) và “tay anh chị” đảo Corse – Mathieu Francini (năm 1930). Đến những thập niên 1960 – 1970, chính phủ Việt Nam lâm thời bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt. Vì thế, khách sạn còn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.
“Đại Lục Lữ Quán” từng tiếp đón nhiều nhân vật nổi tiếng. Tiêu biểu là đại văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene – tác giả quyển Người Mỹ trầm lặng, nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore. Khách sạn cũng là nơi lui tới thường xuyên của nhiều ký giả, nhà báo, chính khách và thương gia ngoại quốc hoạt động ở Sài Gòn trong thời chiến.
Ngày nay, khách sạn là một trong những tòa nhà lâu đời nhất của Sài Gòn. Nhưng những nét kiến trúc xưa với mái ngói đỏ, bức tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi vẫn được giữ nguyên.
Bưu điện Thành phố
Công trình kiến trúc nằm tại Công trường Công xã Paris (quận 1). Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886 – 1891. Kiến trúc của Bưu điện mang phong cách châu Âu kết hợp với nét Á Đông. Bảo tàng nằm gần Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập và một trung tâm mua sắm. Đây được coi là một khu vực tham quan vô cùng hấp dẫn giữa trung tâm Sài Gòn ngày nay.
Trên đây là những nét tiêu biểu nhất về kiến trúc Pháp tại Việt Nam. Ngoài ra, Trend Việt còn có rất nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu khác. Các bạn có thể tham khảo thêm tại chuyên mục Xu hướng kiến trúc.