Việt Nam đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của nền văn hoá Pháp. Vì thế, trong thời gian đó, kiến trúc Pháp cổ đã ảnh hưởng lớn tới nhiều công trình của nước ta. Nhiều công trình mang đậm bản sắc văn hoá Pháp được xây dựng. Kiến trúc Pháp cổ có đặc điểm gì? Hãy cùng Trend Việt tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!
Kiến trúc Pháp ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
Kiến trúc Pháp tại Việt Nam khởi nguồn từ cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp. Để phù hợp với văn hóa, lối sống sinh hoạt và thuần hóa người Việt, nhiều công trình Pháp được xây dựng mới. Và những công trình này đều mang đặc thù kiến trúc của nước Pháp sở tại. Tuy nhiên, ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam lúc đó không áp dụng cho nhà dân. Mà chỉ là các công trình dành cho quân đội hoặc các công trình công cộng.
Gần một thế kỷ (1858-1954), Thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kiến trúc Việt Nam. Quá trình đó thể hiện sự giao thoa của 2 nền văn hóa Đông Dương và Tây Phương. Thời gian này, người ta gọi những đặc điểm kiến trúc giao thoa đó là kiến trúc thuộc địa.
Kiến trúc Pháp cổ chia thành nhiều giai đoạn lịch sử gắn liền với sự phân chia thành nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Các phong cách có những điểm chung là liên quan đến kiến trúc Pháp. Ngày nay, kiến trúc Pháp đã được cách tân và thay đổi khá nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam.
Cùng tìm hiểu thêm tại:
>>>>> Thiết kế kiến trúc khách sạn đẹp, hiện đại, đẳng cấp
>>>>> Sức hút đặc biệt bên trong thiết kế kiến trúc nhà hàng với tấm xuyên sáng
Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam là có sự phân hóa thành nhiều phong cách kiến trúc trong lịch sử
Kiến trúc Pháp cổ đã tạo nên những ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển lịch sử kiến trúc Việt Nam. Sự ảnh hưởng đó diễn ra theo trình tự, quy luật song song với giai đoạn 1858 – 1954. Những thành quả để lại tạo nên một quỹ di sản kiến trúc cũng như khối kiến thức mang ý nghĩa lịch sử. Và bên cạnh đó tăng sự sáng tạo trong xã hội hiện đại.
Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
Phong cách kiến trúc Tiền thực dân bắt đầu hình thành từ khi Nhượng địa với những ngôi nhà làm việc, nhà ở cho sĩ quan và binh lính Pháp. Với mong muốn có được những không gian phù hợp để tránh được cái nóng oi ả mùa hè. Các sĩ quan công binh Pháp đã nghĩ ra một hình thức kiến trúc nhiệt đới thô sơ với các hành lang rộng bao lấy không gian chính.
Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam bắt đầu từ các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình chữ nhật. Hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có 2 tầng, sàn tầng 2 dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có hình thức trang trí đơn giản. Hành lang quanh nhà được tạo các đường cong hình cung hoặc bán cầu có khóa vòm.
Một số công trình kiến trúc Pháp cổ tiêu biểu thời Tiền thực dân: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong khuôn viên Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển được áp dụng trong các công trình nhà ở dân dụng nhiều nhất. Với nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều. Người Pháp bắt đầu sử dụng những phong cách hàn lâm thịnh hành tại Pháp vào Việt Nam. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển đặc trưng cho sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam giai đoạn này.
Những công trình nổi bật có thể kể đến là Phủ Toàn quyền (1902), Nhà Hát lớn (1901), Tòa án Chính phủ (1906), nhà Khách Chính phủ (1919)… Các công trình được xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển. Nhiều thiết kế được áp đặt nguyên mẫu như những công trình sẵn có ở Pháp. Đó là mặt tiền Tòa án Chính Phủ Hà Nội sử dụng lại đúng họa tiết của quảng trường Dauphine ở Pháp.
Ngày nay kiến trúc Tân cổ điển trở thành một xu hướng kiến trúc được ưa chuộng tại Việt Nam. Lối kiến trúc này được áp dụng cho các công trình nhà dân. Với đặc điểm chung là lược bỏ các chi tiết phức tạp, cầu kỳ của kiến trúc Cổ điển. Thay vào đó là nhấn mạnh vào hình khối và kiểu dáng của các bức tường.
Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
Từ những năm 1900, một lượng khá lớn người Pháp đã tới Hà Nội làm việc và sinh sống. Họ mang theo những hoài niệm về quê hương thông qua những công trình kiến trúc tại đất nước họ đã sinh sống. Do vậy thời gian này, một loạt biệt thự, trường học cho người Pháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp.
Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ đến Việt Nam giai đoạn này thể hiện qua các công trình phong cách địa phương miền Bắc nước Pháp. Đặc điểm của chúng là có mái với độ dốc lớn. Các công trình tại Paris có độ dốc vừa phải. Hệ con sơn gỗ đỡ phần mái nhô ra khỏi tường khắc công phu. Tuy nhiên các công trình kiến trúc địa phương Pháp xây dựng ở Hà Nội không giống hoàn toàn ở chính quốc. Mà đã mang nhiều tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ những hình thức trang trí nguyên gốc.
Một số sông trình tiêu biểu: Grand Lycée AIber Sarraut (số 1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (số 8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự tại khu Ngoại giao đoàn.
Phong cách kiến trúc Art Deco
Phong cách Art Deco ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lối kiến trúc được ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở Hà Nội. Đó là Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền), công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), các tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng….cùng rất nhiều biệt thự trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.
Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920. Đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Điều này cho thấy kiến trúc Pháp phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ. Thêm vào đó là các họa tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao.
Phong cách kiến trúc Đông Dương
Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ. Nhưng đã có sự tìm tòi, sáng tạo, biến đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc. Từ đó tạo ra những công trình có khả năng thích nghi với các yếu tố điều kiện bản địa.
Phong cách thiết kế này thường sử dụng những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa. Bên cạnh đó là sử dụng nhiều thức cột, mái, hệ thống cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên.
Một số công trình tiêu biểu là: Tòa nhà chính Đại học Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão), viện Pasteur, Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú),…
Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa
Kiến trúc phong cách Pháp – Hoa ở Hà Nội thể hiện chủ yếu trong các dinh thự và biệt thự. Các ngôi nhà theo phong cách này thường chỉ có vườn trước rất lớn có bố trí non bộ. Mái dốc lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ. Ở một số công trình có hệ thống cột tròn với các tai cột ngang. Phần trang trí được chú trọng với nhiều các yếu tố kiểu Trung Hoa cổ.
Một số công trình tiêu biểu: Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng (Hoàng Diệu), dinh thự (số 26 Phan Bội Châu), nhà hàng Thủy Tạ, một số biệt thự trên các phố Phan Đinh Hùng, Quán Thánh…
Phong cách kiến trúc Neo – Gothic
Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Hà Nội đa phần là mô phỏng kiểu kiến trúc Gothic Pháp. Nhưng được giản lược rất nhiều. Đặc điểm của phong cách này là cách tổ chức mặt bằng hình chữ thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ “hoa hồng”. Hai bên là các lối vào phụ với phía trên là tháp chuông.
Tuy nhiên, khác với các nhà thờ Gothic Pháp sử dụng rất nhiều yếu tố trang trí. Kiến trúc nhà thờ Hà Nội chỉ thiết kế nhiều cửa sổ hình cuốn nhọn kiểu Gothic. Mà hầu như không thêm vào các yếu tố trang trí nên trông khá khô khan. Trong số các công trình kiến trúc Neo-Gothic ở Hà Nội, nổi lên là ngôi nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám. Kiến trúc nhà thờ này mang nhiều thần thái Gothic Pháp.
Kiến trúc hiện đại thế kỷ 21
Kiến trúc Pháp cổ hay bất cứ kiểu kiến trúc cổ đại nào cũng để lại dấu ấn vượt thời gian. Vừa là minh chứng lịch sự cho sự phát triển của xã hội, vừa là chứng nhân cho những thăng trầm trong lịch sử. Và kiến trúc hiện đại cũng vậy. Khi mà hàng chục năm, trăm năm hoặc lâu hơn nữa khi thế hệ sau nhìn lại. Đó cũng là một minh chứng cho thấy xã hội đã phát triển và thịnh vượng như nào. Mỗi một thời kỳ, một nền văn minh đều đi kèm với đó là những nền văn hoá cấp tiến, đổi mới và đi lên.
Kiến trúc hiện đại có thể coi là gắn liền với những những nhà cao tầng. Một dạng kiến trúc ” tổ ong “. Nơi mà rất nhiều gia đình, thế hệ cùng chung sống trong một căn phòng nhỏ của một “ngôi nhà lớn”. Để đáp ứng thị hiếu của kiến trúc hiện đại, ngành vật liệu mới thay thế cũng chưa bao giờ đứng ngoài sự tiến bộ, đổi mới đó. Đó là một số vật liệu trang trí kiến trúc điển hình. Phù hợp cả với không gian nhỏ như chung cư cho đến những không gian lớn hơn như nhà hàng, khách sạn, khu resort nghỉ dưỡng,…
Xem thêm Các vật liệu mới điển hình của thế kỷ 21
—-->>>>> Đá xuyên sáng
—-->>>>> Tấm xuyên sáng Ecoresin
—-->>>>> Tấm ốp Resin
Trend Việt còn rất nhiều những công trình kiến trúc tiêu biểu. Các bạn có thể xem thêm tại Xu hướng kiến trúc.